Tên gọi
Chùa có tên chữ là “Đại Bi Tự” nghĩa là mong Phật ban cho điều lành và khuyên mọi người làm điều thiện, nay chùa thuộc xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Thờ tự
Chùa thờ Phật Thích Ca và thờ đức bà Pháp Vân – một trong bốn vị Tứ Pháp, một đặc trưng của vùng văn hóa lúa nước. Nhân dân ghi lại sự tích rước tượng Pháp Vân từ chùa Đậu (Bắc Ninh) về để thờ, khi đến gần chùa Thứa thì kiệu nghỉ lại. Sau đó, dù có bao nhiêu người cũng không rước nổi kiệu đi, đành phải rước tượng Pháp Vân vào chùa Thứa thờ Tự, bằng bức đại Tự “Thắng địa đình loan” nghĩa là “đất có cảnh đẹp, xe dừng lại”, được treo trên cửa võng ở chính diện Tiền đường.
Tu bổ, tôn tạo
Chùa được dựng trên một thế đất cao ráo rộng 7200 mét vuông, gồm đủ các hạng mục: Tam quan, Bái đường, Tiền đường, Thượng điện, tả hữu hành lang, Cửu phẩm liên hoa, vọng cung, nhà Tổ… Nhưng năm 1947, quân Pháp chiếm chùa làm bốt, chúng đã phá huỷ toàn bộ ngôi chùa, một số hạng mục còn lại cũng thay đổi về chức năng. Ngày nay chùa đã được tu bổ tôn tạo lại, xứng đáng với quy mô ngôi chùa cổ vốn có.
Lễ hội
Hàng năm, cứ vào ngày 8 tháng Tư âm lịch, dân làng lại mở hội rước sách linh đình, đặc biệt vào những năm hạn hán mất mùa.
Lễ hội chùa Thứa là lễ hội lớn, quan hệ giao lưu, rước sách và cầu đảo với các xã quanh vùng của hai huyện. Thông qua lễ hội thể hiện ước muốn của nông dân cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, nhân dân ấm no hạnh phúc. Tam quan hình như là nơi đón khách thập phương về lễ chùa hay dự hội làng vào ngày tháng Tư âm lịch hàng năm.
Dấu tích lịch sử
Thời kháng chiến chống Pháp, thực hiện chủ trương “Tiêu thụ kháng chiến”, khu đình Thừa và chùa Đại Bi đã bị phá thành bình địa từ cuối năm 1946, duy chỉ có tháp Linh Quang Vô Cực vẫn còn.
Sau ngày 7 tháng 1 năm 1947, quân Pháp và tay sai chiếm đóng khu đất đình chùa, xây đồn bốt thành 1 căn cứ điểm phòng ngự mạnh trên tuyến quốc lộ 5 có quân cơ động Pháp đóng giữ, lập cơ quan hành chính cấp quận gọi là quận Mỹ Hào trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Chúng phá bỏ 2 tầng trên cùng của tháp Hội quán, xây lên đó thành một chòi canh, gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ nằm vùng và du kích của của ta.
Tháp Linh Quang Vô Cực vì sừng sững đứng đó chứng kiến biết bao nhiêu đổi thav trên mảnh đất anh hùng. Khi xây dựng lại chùa Đại Bi, có người hảo tâm xin công đức hơn 100 triệu đồng khôi phục tháp Linh Quang Vô Cực như cũ, nhưng có người không nhất trí: “phải giữ lấy làm di tích, nhắc nhở một thời dân ta kiên cường đánh giặc”. Có người góp ý: “chùa Thứa là một trong những ngôi chùa lớn nhất trong vùng, xây đi xây lại tốn mấy tỷ đồng còn được nữa là tu bổ lại tháp Linh Quang Vô Cực? Nếu muốn để lại chứng tích tội ác của địch thì thiếu gì cách, có thể khắc một tấm bia dá thật to, dựng bia căm thù ngav cạnh tháp là đủ, còn việc xây dựng lại tháp cần được tính đến. Thứ nhất, để tháp không xuống cấp, thứ hai là bảo đảm cho khu di tích lịch sử văn hóa chùa Thứa đã được xếp hạng quốc gia được hoành tráng và đầy đủ hơn. Nhân dân địa phương muốn được khôi phục trùng tu lại tháp Linh Quang Vô Cực như một phần khu di tích lịch sử văn hóa chùa Thứa, một nhà văn hóa Pháp về thăm Lại di tích góp ý: “nên khôi phục lại tháp Linh Quang Vô Cực vì nó là biểu tượng văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương.”
Di tích quốc gia
Chùa Thứa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 2 tháng 2 năm 1993.