Ngày 20/11 có một lịch sử hết sức tốt đẹp, thật đáng tự hào đối với các nhà giáo tiến bộ trên thế giới nói chung và với các nhà giáo Việt Nam nói riêng. Năm 1946, để đấu tranh chống lại những quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản dân chủ, phản khoa học, các nhà giáo tiến bộ trên thế giới đã liên két lại để thành lập“ Liên hiệp các công đoàn giáo dục quốc tế” ( Tên viết tắt tiếng Anh là FISE ) đặt trụ sở tại Pa ri. Năm1949, tại hội nghị ở Vaxava- thủ đô Ba Lan, FISE đã xây dựng bản “Hiến chương các nhà giáo quốc tế” gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu sau :
-Quy định một số điều về phẩm chất, năng lực, tư tưởng của nhà giáo. Đặc biệt đề cao nghề dạy học và những người làm công tác giáo dục .
- Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản khoa học, phản dân chủ trên toàn thế giới.
- Đề ra mục tiêu xây dựng mọi nền giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới tiến bộ dân chủ, khoa học, vì sự tiến bộ của loài người .
Bản “Hiến chương các nhà giáo quốc tế” đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền và nhân dân nhiều nước trên thế giới, nền giáo dục của nhiều nước đã thực thi bản hiến chương này và đã đẩy lùi được những quan điểm sai lầm trong giáo dục, đưa nền giáo dục của nhiều nước phong kiến, tư bản trở thành nền giáo dục tiên tiến . Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng đã chính thức công nhận bản hiến chương này và gia nhập tổ chức “Liên hiệp các công đoàn giáo dục quốc tế” năm 1953. Do tính chất đúng đắn và cực kỳ tiến bộ của bản“ Hiến chương các nhà giáo quốc tế ”năm 1957, hội nghị quốc tế các nhà giáo lần thứ 2 họp tại Vacxava đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” nhằm tôn vinh nghề dạy học và củng cố, phát triển mạnh mẽ nền giáo dục tiến bộ trên toàn thế giới .
Dân tộc ta vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là ngày thể hiện đạo lý ngàn năm ấy. Vì thế, đã từ lâu,20/11 không chỉ là ngày lễ của riêng ngành giáo dục mà còn là ngày hội lớn của toàn xã hội. Đây là ngày hội quan trọng nhằm tôn vinh nghề dạy học, tôn vinh các nhà giáo; những người làm công tác giáo dục; đồng thời thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với"những kĩ sư tâm hồn",biểu thị truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta.
Đối với Việt Nam, do hoàn cảnh đất nước còn bị chia cắt, năm 1958, lần đầu tiên ngày Hiến chương các nhà giáo quốc tế được tổ chức trên toàn miền Bắc. Ngày 20/11 bắt đầu trở thành niềm tự hào của các nhà giáo và dần dần đi vào tiềm thức của nhân dân và các thế hệ học sinh. Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 20/11 được tổ chức rộng rãi trên toàn quốc. Dưới sự chỉ đạo, ủng hộ và giúp đỡ của các cáp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể và nhân dân cả nước, ngày hiến chương các nhà giáo quốc tế đã được tổ chức đều đặn hàng năm với nhiều hình thức phong phú, bổ ích, thiết thực và thực sự trở thành ngày hội lớn của dân tộc nói chung và của Nhà giáo nói riêng. Từ ngày lễ kỷ niệm 20/11, đã nâng cao được truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của các tầng lớp nhân dân trên toàn quốc, động viên được các đội ngũ các nhà giáo Việt Nam yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì sự nghiệp trồng người. Cũng từ ngày hiến chương các nhà giáo quốc tế, nền giáo dục Việt Nam đã tạo được sự ủng hộ, giúp đỡ rất lớn của các nền giáo dục tiến bộ của nhiều nước trên thế giới .
Do tính chất và mục đích tốt đẹp của ngày hiến chương các nhà giáo quốc tế, thể theo nguyện vọng của nhân dân và các thầy cô giáo Việt Nam, năm 1982, Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức đề nghị Hội đồng bộ trưởng ( Nay là Chính phủ ) nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định số 167 lấy ngày 20/11 hàng năm là “Ngày nhà giáo Việt Nam”.Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đầu tiên được Đảng, nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức hết sức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội vào ngày 20/11 năm 1982.Quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, của nhà nước về vị trí, vai trờ của Nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ tổ quốc. Để nghi nhận công lao vị trí xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký công bố pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các công trình thuộc lĩnh vực khoa học kỷ thuật, văn hoá nghệ thuật... và Pháp lệnh quy định vinh dự Nhà nước “Nhà giáo nhân dân” “Nhà giáo ưu tú” để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo , giáo viên phổ thông, GV bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy đại học.v.v..có thành tích xuất sắc.
Ngày nhà giáo Việt Nam đã ra đời 41 năm. Sau mỗi ngày hội của mình, toàn ngành GD, từng thầy cô giáo đã được động viên khích lệ, được giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần để vượt qua khó khăn gian khổ, thi đua dạy tốt, rèn luyện phẩm chất trong sáng để “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.Sau mỗi dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, toàn ngành giáo dục, từng thầy cô giáo cũng có dịp tự nhìn nhận lại mình để không ngừng phấn đấu vươn lên. Trong ngày này, mọi cấp, mọi ngành, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, các thế hệ học sinh đều hướng về ngành giáo dục, hướng về các thầy cô giáo với tấm lòng tôn kính và những tình cảm chân thành nhất.
Đây cũng là dịp để các thầy cô giáo trong ngành giáo dục thêm tự hào về truyền thống của ngành, cố gắng nỗ lực vượt qua thử thách và khó khăn, nguyện làm tròn nhiệm vụ chăm súc, bảo vệ, giáo dục thế hệ trẻ,trong sự nghiệp trồng người góp phầnlàm rạng rỡ thêm truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau.
Đây cũng là dịp các thầy cô giáo trong ngành giáo dục thêm tự hào về truyền thống của ngành, cố gắng nỗ lực vượt qua thử thách và khó khăn, nguyện làm tròn nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, giáo dục thế hệ trẻ,trong sự nghiệp trồng người góp phầnlàm rlàm rạng rỡ thêm truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta hôm qua, hôm nay và mai sau.